Dân tộc Việt Nam ta là dân tộc thông minh và có truyền thống hiếu học. Những tấm gương hiếu học của Ông Cha ta phần lớn đã được ghi vào sử sách, song cũng có nhiều tấm gương còn ít được biết đến.
Quá trình lịch sử dựng nước hào hùng chống ngoại xâm và giữ nước của dân tộc ta đã có rất nhiều nhân tài, xuất thân của mỗi người tuy khác nhau nhưng họ đều có điểm chung là tinh thần hiếu học. Đó là những tấm gương sáng để thế hệ trẻ chúng ta ngày nay noi theo. Chính tinh thần hiếu học ấy, cộng thêm ý chí đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để học thành tài và đỗ đạt cao trong các kì thi. Nhưng hơn hết những tấm gương ấy cũng tự trau dồi và rèn luyện để trở thành những nhân cách đạo đức lớn, đã góp sức mình để giúp dân, giúp nước và được sử sách lưu danh muôn đời như những người có công đối với dân tộc.
Hôm nay, thay mặt cho tổ cộng tác viên thư viện Trường THCS Kim Ngọc, em xin giới thiệu với các thầy cô giáo và các bạn học sinh cuốn sách “Gương hiếu học thời xưa” của 02 tác giả Nguyễn Phúc Ngọc Lâm và Nguyễn Hoài Thanh.
Cuốn sách có 16 tấm gương hiếu học, tự học sáng ngời được viết ra rất kỹ lưỡng như:
Nguyễn Hiền – Trạng nguyên trẻ nhất nước ta, ông là người vốn rất thông minh, có trí nhó tốt, lúc 7 tuổi ông theo học một nhà sư ở chù làng, mỗi ngày sư cho đọc 20 trang sách, ông chì đọc qua là thuộc.
Lê Thánh Tông – Trống dời canh còn đọc sách, ông học hành sách dạ, lại rất cần cù chịu khó, sớm tối không rời việc đọc sách.
Nguyễn Khuyến – Đốt lá để đọc sách. Tuy nhỏ người nhưng rất hiếu học và có trí nhớ kì lạ, tập đọc một ngày ông có thể thuộc hơn hai chục trang, những buổi trăng lu, ông mang sách ra bờ ao, nghiêng theo ánh phản chiếu mà học, nhưng đêm không trăng, không sao, ông vơ quét lá chất vào một góc tường rào, đêm tối mang lửa ra đốt lá để ngồi học.
Cao Bá Quát – Kiên trì luyện chữ. Cao Bá Quát nổi tiếng "văn hay chữ tốt", nói đến ông không ai không nhớ đến câu thơ: “Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán”. Cao Bá Quát (1818-1855), quê ở làng Phú Thị, thuộc Gia Lâm là anh em sinh đôi với Cao Bá Đạt. Ngay từ nhỏ hai anh em ông Quát đều có tiếng học giỏi. Ông nổi tiếng hay chữ từ thuở nhỏ, chưa đầy 10 tuổi đã biết làm thơ phú, 14 tuổi đã biết làm đủ mọi thể văn. Cao Bá Quát đã để lại cho đời một tập thơ chữ Hán điêu luyện, giàu tình cảm và là một tấm gương hiếu học sáng ngời.
4. NGUYỄN PHÚC NGỌC LÂM Gương hiếu học thời xưa/ Nguyễn Phúc Ngọc Lâm.- H.: Văn hoá Thông tin, 2012.- 119tr.: hình vẽ; 20cm. Tóm tắt: Khái quát sơ lược về các kì thi thời xưa. Giới thiệu các tấm gương người Việt Nam hiếu học thời Bắc thuộc, triều Trần Hồ, thời triều Lê, triều Mạc. Chỉ số phân loại: 370.9597 TM.G1 2012 Số ĐKCB: TN.00769, TN.00770, TN.00804, |
Cuốn sách là tài liệu tham khảo bổ ích cho quý thầy cô cùng các em học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập. Đồng thời còn cung cấp cho người đọc tài liệu và kiến thức về các nhân vật lịch sử Việt Nam. Tăng thêm lòng hiếu học cho bản thân. Mỗi người đọc có thể rút ra những kinh nghiệm, những bài học quí báu và để rèn luyện cho bản thân mình.
Hi vọng cuốn sách sẽ đem lại cho thầy cô giáo cùng các em học sinh những bài học bổ ích. Để tìm hiểu sâu hơn về bộ sách, xin mời quí thầy cô cùng toàn thể các em học sinh hãy tìm đọc tại thư viện nhà trường.
Xin cảm ơn quý thầy cô cùng các bạn học sinh đã chú ý lắng nghe.